Ngày 24/10/2016, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã ký Công điện số 50/CĐ-BGTVT điện khẩn Cục Đường sắt Việt Nam; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Sở GTVT các tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua về tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, ATGT tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
Theo Công điện, trong 9 tháng đầu năm 2016, tình hình trật tự ATGT đường sắt cơ bản được kiềm chế cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, trong tháng 10/2016, tình hình TNGT đường sắt diễn ra khá phức tạp, cụ thể vào lúc 05 giờ 28 phút, ngày 24/10/2016 tại Km15+380, khu gian Thường Tín, Văn Điển, tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh (thuộc địa bàn xã Văn Bình, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã xảy ra 1 vụ TNGT đường sắt đặc biệt nghiêm trọng làm thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, gây bức xúc cho dư luận xã hội, hậu quả đoàn tàu khách mang số hiệu SE2 chạy hướng TP. Hô Chi Minh – Hà Nội đâm vào xe ô tô, làm 5 người đi trên ô tô bị chết và 2 người bị thương, xe ô tô bị hỏng nặng. Nguyên nhân của vụ tai nạn nói trên đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Hiện trường vụ tai nạn thuộc địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội sáng nay (24/10). Ảnh Vietnamnet.vn
Để chấn chỉnh tình trạng này và tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng ngừa các vụ tai nạn tương tự xảy ra, Bộ GTVT yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn, chủ động phối hợp với các Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội để cứu chữa, thăm hỏi người bị thương, hỗ trợ các gia đình có nạn nhân bị chết trong vụ tai nạn. Chủ động phối hợp với Công an TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, phân tích, xác minh nguyên nhân vụ tai nạn nói trên và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân (nêu có) gây ra vụ tai nạn theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương triển khai, thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo trật tự ATGT tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt; tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác lại các đường ngang và lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra TNGT, trong đó tập trung xây dựng thiết bị cảnh báo tại đường ngang như: cần chăn, dàn chắn tự động, gờ giảm tốc tại đường ngang và hoàn thiện hệ thống đường gom, hàng rào cách ly; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức rà soát các vị trí đường ngang giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguy cơ xảỵ ra tai nạn cao để cắm bổ sung biển báo (Chú ý tàu hỏa) và cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép qua đường sắt và có các biện pháp khắc phục các sự cố, TNGT đường sắt trong khu vực mình quản lý.
Đoạn đường ngang giao nhau với đường sắt, nơi xảy ra vụ tai nạn. Ảnh Vietnamnet.vn
Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam chỉ đạo lực lượng Thanh tra đường sắt phối hợp với Công an các tỉnh, thành phố có đường sắt và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, phân tích, xác minh nguyên nhân các vụ tai nạn và xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT đường sắt và có các giải pháp cụ thể đối với từng vị trí mất an toàn.
Bộ GTVT cũng yêu cầu các Sở GTVT có đường sắt đi qua tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm trật tự ATGT đường sắt, đặc biệt là xử lý tình trạng mở đường ngang trái phép qua đường sắt, tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt, tình trạng vi phạm các quy định pháp luật khi điều khiển phương tiện qua đường ngang, đường sắt và xử lý nghiêm đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm TTATGT đường sắt.
Đồng thời, các Sở GTVT có đường sắt đi qua tăng cường phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam triển khai, thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo TTATGT tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt; tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác tại các đường ngang và lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra TNGT; phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức rà soát các vị trí đường ngang giao cắt giữa đường bộ và đường sắt để bổ sung biển báo (Chú ý làu hỏa), trong đó lập trung vào việc hoàn thiện hệ thống đường gom, gờ giảm tốc tại đường ngang, hàng rào cách ly; cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép qua đường sắt.