Nói về bảo hiểm thì chúng ta không còn xa lạ gì về nó, Vì 2 từ “Bảo Hiểm” quá quen thuộc , chúng ta có thể nghe hàng ngày nào là Bảo Hiểm xã hội , Bảo Hiểm Y tế, Bảo Hiểm Nhân Thọ, Bảo Hiểm Xe Máy , Bảo Hiểm đi đường…vvvv , từ tin tức trên các trang mạng, mạng xã hội , hoặc từ các nhân viên tứ vấn Bảo Hiểm…v.vv….
Nhưng các bạn có nghe và hiểu thế nào về “Bảo Hiểm Hàng Hóa chưa?” Hôm nay CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TMDV PHƯỢNG HOÀNG xin giới thiệu sơ về Bảo Hiểm Hàng Hóa khi vận chuyển nhe!
ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM
Đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, và có thể áp dụng cho cả việc hàng hóa vận chuyển nối tiếp bằng đường bộ, đường sắt, đường sông hoặc đường hàng không.
PHẠM VI BẢO HIỂM
Hàng hóa có thể được bảo hiểm theo một trong những điều kiện sau đây:
Điều kiện A
Theo điều kiện này, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (gọi là MIC) chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa được bảo hiểm.
Điều kiện B
a.Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
– Cháy hoặc nổ;
– Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
– Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận tải đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
– Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
– Phương tiện vận tải đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;
– Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh.
b.Những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:
– Hy sinh tổn thất chung;
– Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;
– Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.
c.Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
d.Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích.
Điều kiện C
a.Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
– Cháy hoặc nổ;
– Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
– Tàu đâm va vào nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận tải đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
– Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
– Phương tiện vận tải đường bộ bị lật đổ, hoặc trật bánh.
b.Những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa được bảo hiểm do các nguyên nhân sau gây ra:
– Hy sinh tổn thất chung;
– Ném hàng khỏi tàu.
c.Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích.
Lưu ý : Trong trường hợp hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện “B” hay “C”, nếu người được bảo hiểm yêu cầu thì MIC có thể nhận trách nhiệm bảo hiểm thêm một hay nhiều loại rủi ro phụ dưới đây với điều kiện phải trả thêm phí bảo hiểm theo thỏa thuận:
– Rủi ro trộm cắp và/hoặc không giao hàng;
– Tổn thất do những hành vi ác ý hay phá hoại gây ra;
– Thiệt hại do nước mưa, nước ngọt, do đọng hơi nước và hấp hơi nóng;
– Va đập phải hàng hóa khác;
– Gỉ và ôxy hóa;
– Vỡ, cong và/hoặc bẹp, móp méo;
– Rò rỉ hoặc thiếu hụt hàng hóa;
– Thiệt hại do móc cẩu hàng;
– Dây bẩn do dầu và/hoặc mỡ;
– Và những rủi ro phụ khác tương tự.
SỐ TIỀN BẢO HIỂM
Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm phải là giá trị của hàng hóa do người được bảo hiểm kê khai và được MIC chấp nhận. Thông thường số tiền bảo hiểm được tính gồm giá tiền hàng (C) ghi trên hóa đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hóa đơn) cộng chi phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I). Số tiền bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính, tuy nhiên tiền lãi này không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.
HỒ SƠ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM
Khi đòi MIC bồi thường về những mất mát hư hỏng thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm cần nộp đủ những giấy tờ chứng minh, trong đó từng trường hợp liên quan phải có:
– Bản chính của hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm;
– Bản chính hoặc bản sao hóa đơn gửi hàng, kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa và/hoặc phiếu ghi trọng lượng;
– Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở các loại;
– Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất;
– Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận thu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng;
– Bản sao báo cáo hải sự và/hoặc trích sao nhật ký hàng hải;
– Công văn thư từ trao đổi với người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất;
– Thư đòi bồi thường;
– Các chứng từ khác liên quan đến khiếu nại.
– Các giấy tờ khác theo yêu cầu của MIC (nếu có).
Để biết thêm chi tiết, quý khách vui lòng tham khảo Quy tắc bảo hiểm của MIC
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TMDV PHƯỢNG HOÀNG
Trụ sở: 2/75 Lê Thị Hà, ấp Đình, xã Tân Xuân, H.Hóc Môn, TP.HCM
Văn phòng giao dịch và kho bãi:
Bãi xe Phượng Hoàng, Quốc Lộ 1A, Khu phố 4, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 22 48 48 05 – (08) 22 48 48 06 Fax: (08) 389 11 662
Email: phuongle@phuonghoangtrans.com
Phòng Kinh doanh: (08) 37 19 79 70
Fax: (08) 37157140
Di Động: 0982 122 017
Email: Sales@phuonghoangtrans.com
Website: http://www.phuonghoangtrans.com